Powered by Tú Cao
1
Bạn cần hỗ trợ?
Zalo: 0925256868

TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI MẸ VÀ BÉ?

TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI MẸ VÀ BÉ?

Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe thường gặp trong thai kỳ, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thăm khám

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose, xuất hiện hoặc được phát hiện lần đầu trong thai kỳ. Tình trạng này thường không có triệu chứng rõ ràng và có thể tự biến mất sau khoảng 6 tuần sau sinh.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Thừa cân, béo phì.
  • Tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường, đặc biệt là thế hệ thứ nhất.
  • Tiền sử sinh con ≥ 4000g.
  • Tiền sử rối loạn dung nạp glucose, tiểu đường thai kỳ trước đây hoặc glucose niệu dương tính.
  • Tuổi tác từ 35 trở lên.
  • Tiền sử sản khoa bất thường: sảy thai liên tiếp, thai chết lưu, sinh non, thai dị tật không rõ nguyên nhân.
  • Người châu Á có nguy cơ cao hơn.
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến khoảng 3-7% phụ nữ mang thai và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt.

2. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

2.1. Ảnh hưởng đối với mẹ

Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao hơn về các biến chứng:

  • Cao huyết áp: Nguy cơ tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển, sinh non và tăng tỷ lệ tử vong chu sinh.
  • Sinh non: Do kiểm soát glucose kém, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối hoặc tiền sản giật.
  • Đa ối: Xuất hiện từ tuần 26 - 32, làm tăng nguy cơ sinh non.
  • Sảy thai và thai lưu: Nguy cơ cao hơn so với thai phụ bình thường.
  • Nhiễm khuẩn niệu: Nếu không kiểm soát tốt, có thể gây viêm đài bể thận, nhiễm Ceton, sinh non và nhiễm trùng ối.
  • Ảnh hưởng lâu dài: Nguy cơ phát triển thành tiểu đường type 2, béo phì sau sinh và mắc bệnh trong các lần mang thai tiếp theo.

2.2. Ảnh hưởng đối với thai nhi

  • Tăng trưởng quá mức và thai to: Do lượng glucose từ mẹ truyền sang thai nhi quá nhiều.
  • Hạ đường huyết sơ sinh: Do tuyến tụy của thai nhi sản xuất insulin nhiều hơn.
  • Bệnh lý hô hấp: Hội chứng nguy kịch hô hấp từng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh từ mẹ mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Vàng da sơ sinh: Khoảng 25% trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ gặp tình trạng này.
  • Tăng hồng cầu: Dẫn đến các biến chứng tuần hoàn sau sinh.
  • Ảnh hưởng lâu dài: Tăng nguy cơ béo phì, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường type 2 và các vấn đề về phát triển tâm thần - vận động.
  • Tử vong ngay sau sinh: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của tiểu đường thai kỳ.

3. Làm sao để phát hiện tiểu đường thai kỳ?

Thai phụ có nguy cơ cao nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống từ tuần thai 24 - 28 để chẩn đoán bệnh.

Quy trình xét nghiệm:

Lần khám 1: Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói hoặc bất kỳ. Nếu glucose huyết tương lúc đói ≥ 126mg% hoặc bất kỳ ≥ 200mg%, chẩn đoán đái tháo đường được đưa ra.

Lần khám 2 (tuần 24-28): Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose 75 gam - 2 giờ để đánh giá nguy cơ.

Lưu ý khi xét nghiệm:

  • Giữ chế độ ăn uống bình thường trong 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp.
  • Nhịn ăn 8 - 12 giờ trước khi xét nghiệm. Đến làm xét nghiệm trước 9h00 sáng
  • Uống dung dịch glucose trong vòng 5 phút.

Lấy máu 3 lần: trước khi uống, 1 giờ và 2 giờ sau uống glucose.

Trong quá trình xét nghiệm, không ăn uống thêm gì khác ngoài nước lọc.

4. Các biện pháp phòng ngừa

Để giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên:

  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều chất xơ, ít chất béo, hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
  • Vận động nhẹ nhàng: Đi bộ, yoga hoặc các bài tập phù hợp khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý: Tránh tăng cân quá mức theo khuyến nghị của bác sĩ.
  • Thực hiện khám thai định kỳ: Để theo dõi và phát hiện sớm các nguy cơ sức khỏe.

Phòng khám AIVI cung cấp các dịch vụ khám thai và xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Để đặt lịch khám hoặc nhận tư vấn, vui lòng liên hệ:

Hotline: 0925256868

Địa chỉ: Số 185A, đường Phùng Hưng, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Email: phongkhamaivi@gmail.com

Có thể bạn quan tâm
Fanpage
Youtube